CÁC LOẠI CẢM BIẾN
I/ Cảm biến quang điện
1/ cảm biến quang điện
- Cảm biến quang phát ra các tia hồng ngoại, các tia sáng nhìn thấy được…từ bộ phát sáng từ phía trước. Nếu có vật thể che chắn, nguồn sáng này tác động lên vật thể và phản xạ ngược lại bộ thu sáng, bộ thu sáng nhận tín hiệu ánh sáng này.
Nguyên lý hoạt động và các loại cảm biến chính
- Sợi quang có cấu tạo gồm lõi trung tâm được bao bọc bởi lớp vỏ có hệ số khúc xạ thấp hơn. Khi ánh sáng đi vào trong lõi, ánh sáng vừa lập đi lập lại phản xạ toàn phần tại bề mặt lớp vỏ bên trong vừa tiếp tục phát sáng. Ánh sáng đi ra từ bên tròn sợi quang có thể phát hiện vật thể nằm trong dải rộng khoảng 60o.
Độ dài sợi quang | Độ dài dây sợi quang. Nếu sợi quang càng dài thì có thể lắp đặt bộ khuếch đại càng xa. |
Nhiệt độ môi trường | Có thể sử dụng đơn vị sợi quang trong phạm vi nhiệt độ này. Trường hợp nhiệt độ môi trường sử dụng cao thì nên chọn loại chịu nhiệt độ tốt. |
Bán kính cong | Dù có uốn cong đơn vị sợi quang đến bán kính bao nhiêu mm chăng nữa, máy vẫn đáp úng được khoảng cách phát hiện mà không có bất kỳ trở ngại nào. Đối với trường hợp mà điểm hạn chế về sự linh động thì bán kính nhỏ hẹp là một lợi thế. |
Khoảng cách phát hiện | Là khoảng cách có thể phát hiện vật thể. Giá trị số của khoảng cách phát hiện càng lớn thì có thể phát hiện vật ở khoảng cách càng xa. |
Đường kính trục quang | Đây là loại chủ yếu của đơn vị sợi quang loại truyền phát. Trong sợi quang loại truyền phát, độ lớn toàn bộ ánh sáng có thể che lấp trục quang cũng là độ lớn của đối tượng tiêu chuẩn. |
Vật thể phát hiện nhỏ nhất | Là kích thước vật thể nhỏ nhất mà đơn vị sợ quang có thể phát hiện được. |
Bảng thuật ngữ khi lựa chọn cảm biến
2.Cảm biến laser
+ Loại phân biệt “lượng ánh sáng thu thập được”
– Cảm biến laser là cảm biến sử dụng tia tuến tính laser làm phần tử phát sáng. Vì có thể thấy điểm sáng nên việc lắp trục quang và xác định vị trí vật thể trở nên dễ dàng hơn. Ngoài ra, vì ánh sáng không lan ra nên có thể lắp đặt mà không phải lo ngại nhiễu xạ ánh sáng.
+ Cảm biến laser : Loại phân biệt “vị trí”
- Là loại cảm biến phát ra tia laser từ bộ phát sáng, phát hiện thông tin vị trí của đối tượng vật thể bằng cách xác định thời gian ánh sáng phản xạ lại là vị trí tiếp nhận ánh sáng của phần tử thu sáng nhưng không xác định lượng ánh sáng thu được.
II/ Cảm biến tiệm cận
1/ Cảm biến tiệm cận
- Cảm biến tiệm cận là cảm biến đã thay đổi các công tắc máy như công tắc giới hạn và công tắc micro, do đó có thể phát hiện vật thể. Nó được ứng dụng nhiều nhất trong việc phát hiện Jig mà không cần tiếp xúc trực tiếp lên vật thể.
* Đặc tính
- Chỉ phát hiện được kim loại : Máy cảm biến tiệm cận chỉ phát hiện vật thể bằng kim loại. Vì không phát hiện được nhựa plastic, gỗ, giấy, gốm sứ (ceramic), …nên đối với các vật thể kim loại nhựa không trong suốt có thể sử dụng cảm biến quang điện để phát hiện.
- Tính kháng môi trường tốt : Máy có cấu trúc chặt chẽ. Bên trong có chèn chất độn và toàn bộ cảm biến đều mang IP67. Hơn nữa, do đặc tính chỉ phát hiện kim loại nên khi trong máy có bụi bẩn ứ đọng hoặc có hiện tượng chảy dầu thì việc phát hiện không xẩy ra sai sót.
* Phân loại
- Loại có màng chắn : Bề mặt cuộn dây được bọc kim loại. Có thể sử bằng cách nhúng vào kim loại (không tính Sê-ri EM)
- Loại không có màng chắn : Bề mặt cuộn dây không được bọc kim loại. Khoảng cánh phát hiện dài hơn nếu so sánh với loại có màng chắn. Tuy nhiên, vì vì nó dể bị ảnh hưởng của vùng xung quanh kim loại cần chú ý đến vị trí lắp đặt.
III/ Cảm biến tiếp xúc
Giống như tên gọi của nó, đây là cảm biến đo vị trí bằng cách dùng phần tử tiếp xúc trực tiếp với vật thể. Khi chiều cao của trục chính thay đổi nó sẽ dò tìm lượng dịch chuyển bên trong. Ứng dụng chính của máy là dò tìm chiều cao, độ dày đường cong của vật thể.
- Đặc tính
Yếu tố so sánh | Loại vòng xoáy | Loại quang học | Loại Sóng siêu âm | Loại laser | Loại tiếp xúc |
Đối tượng phát hiện | Vật thể kim loại | Hầu hết các vật thể | Hầu hết các vật thể | Hầu hết các vật thể | Vật thể rắn |
Khoảng cách đo | Ngắn | Bình thường | Dài | Ngắn | Ngắn |
Độ chính xác | Cao | Cao | Thấp | Cao | Cao |
Tốc độ phản ứng | Nhanh | Bình thường | Bình thường | Bình thường | Chậm |
Bụi, nước, dầu,… | Mạnh | Bình thường | Bình thường | Bình thường | Mạnh |
Bề mặt đo | Bình thường | Nhỏ | Lớn | Nhỏ | Nhỏ |
- Ưu điểm :
+ Độ chính xác cao. (Độ chính xác được quyết định bằng độ chính xác của vạch chia độ chuẩn)
+ Dù ở trung tâm hay 2 phía đầu mút của vạch chia độ, bề rộng của nó không đổi nên không cần quan tâm tới tuyến tính.
+ Dù có sự thay đổi nhiệt độ nhưng do vạch chia độ không thay đổi đáng kể nên đặc tính nhiệt độ tốt.
- Nhược điểm :
+ Trong trường hợp trục chính rung, nếu cảm biến quang điện phản ứng không kịp thì gias trị số sẽ nhảy.
IV/ Cảm biến sóng siêu âm.
- Sóng siêu âm nói chung là âm thanh có tần số cao mà con người không thể nghe được. Đơn vị đo âm thanh gọi là tần số (Hz), nếu tần số càng cao thì âm thanh sẽ càng cao. Hz là số lần dung động lập lại trong 1 giây. Ví dụ như trong một giây số lần dung động lập lại 100 lần thì có nghĩa là 100 Hz. Ngưỡng nghe được của tai người nằm trong khoảng 20 Hz-20 kHz. Do đó, sóng siêu âm là âm thanh có tần số cao hơn 20 kHz.
Yếu tố so sánh | Cảm biến quang học phản xạ | Cảm biến sóng siêu âm |
Đối tượng phát hiện | Bị ảnh hưởng bởi chất liệu và màu sắc | Không bị ảnh hưởng bởi chất liệu và màu sắc |
Khoảng cách phát hiện | -1000 mm | -10 m |
Độ chính xác | Cao | Khoảng cách phát hiện |
Tốc độ phản ứng | Nhanh | Chậm |
Bụi bẩn – Nước | Yếu | Mạnh |
Phạm vi đo | Nhỏ | Lớn |
So sánh cảm biến sóng siêu âm và cảm biến quang học phản xạ
Cảm biến quang, cảm biến siêu âm, cảm biến tiệm cận, cảm biến tiếp xúc